Lượt xem: 228

Đóng góp bổ sung Quy hoạch cảng biển nước sâu Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Sáng ngày 06-11, các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy; Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành liên quan làm việc với đại diện Cục hàng hải Việt Nam để nghe báo cáo tình hình bổ sung quy hoạch cảng biển nước sâu Trần Đề.

 


Các đại biểu dự buổi làm việc. Ảnh Chí Bảo

    Tại buổi làm việc, đại diện Cục hàng hải Việt Nam - đơn vị tư vấn trình bày báo cáo tình hình thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung cảng nước sâu (Cảng Trần Đề) vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo nội dung quy hoạch, bến cảng Trần Đề sẽ phát triển để đảm nhận vai trò là bến chính của cảng nằm ngoài khơi cửa Trần Đề, đáp ứng cho tàu hàng đến 160.000 tấn, container đến 100.000 tấn và trên 100.000 tấn, phục vụ xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển có điều kiện theo định hướng xã hội hóa với quy mô, loại cảng phù hợp với nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư. Năng lực thông qua năm 2030 khoảng 50 đến 55 triệu tấn/năm, định hướng phát triển của bến cảng với công suất có thể đạt 130 đến 150 triệu tấn/năm. Bến cảng Trần Đề phía bờ phục vụ tiếp chuyển hàng hóa cho bến cảng ngoài khơi năng lực thông qua giai đoạn đến năm 2030 khoảng 20 - 25 triệu tấn/năm.

    Về phân loại cảng biển Sóc Trăng, đối chiếu theo quy định tại Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg ngày 19-11-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố danh mục phân loại cảng biển, khi nhà đầu tư có nhu cầu và đủ năng lực phát triển bến cảng Trần Đề thì cảng biển Sóc Trăng được đánh giá đạt 74 điểm, đủ điều kiện xếp loại cảng biển loại I (phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của cả nước hoặc liên vùng). Ngoài ra, việc hình thành bến cảng Trần Đề có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đóng vai trò là cảng cửa ngõ quốc tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp trung chuyển một phần hàng hóa xuất nhập khẩu cho Campuchia và hàng hóa xuất nhập khẩu đi Mỹ (827 TEU/tuần).

    Sau khi nghe đơn vị tư vấn báo cáo, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các đại biểu đã có nhiều ý kiến góp ý hoàn chỉnh báo cáo, để đơn vị tư vấn trình Bộ Giao thông Vận tải trước khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

Chí Bảo



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 88
  • Hôm nay: 1789
  • Trong tuần: 71,122
  • Tất cả: 11,865,149